Tin tức

Thiết bị điện tử Trung Quốc “ngậm” đầy độc chất

Ming Kunpeng đến làm việc cho công ty công nghệ Thái Bình Dương ASM, nhà sản xuất chuyên cung cấp chip cho Apple, khi mới 19 tuổi. Các công nhân trẻ phải xử lý hóa chất gây ung thư hàng ngày như benzen mà không được đào tạo đầy đủ hoặc sử dụng các thiết bị bảo vệ, thường bị bệnh ở tuổi 22. Vì vậy, cuối cùng các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh bạch cầu nghề nghiệp.

Thiết bị điện tử sản xuất tại Trung Quốc ngậm đầy độc chất gây hại cho công nhân

Thiết bị điện tử Trung Quốc ngậm đầy độc chất gây ung thư

Sau cuộc tranh luận kéo dài suốt một năm, công ty Công nghệ Thái Bình Dương ASM đồng ý bồi thường cho ông Ming vì bệnh tật do nghề nghiệp gây ra, tuy nhiên khoản tiền đó cũng không đủ để trang trải cho việc điều trị. Vào ngày 28/12/2013, ông đã trở thành một trong số hàng loạt những công nhân điện tử Trung Quốc đã tự tử khi đang điều trị tại bệnh viện.

Câu chuyện trên chỉ là một trong nhiều trường hợp được đề cập đến trong những thước phim tài liệu ngắn của các nhà làm phim Heather White và Lynn Zhang với tiêu đề: Ai sẽ phải trả giá? Gía trị của các công nhân điện tử.

Trong bộ phim của mình, White và Zhang đã khám phá ra việc sử dụng hóa chất độc hại gây nguy hiểm trong các nhà máy Trung Quốc. Họ tập trung vào cảnh báo mức độ ảnh hưởng của hóa chất đối với hàng triệu công nhân khi sản xuất iPhone, iPad và nhiều thiết bị điện tử khác mà người tiêu dùng toàn cầu đang sử dụng.

Khoảng 3/4 dân số thế giới hiện nay sử dụng điện thoại di động, phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng lớn. Trong đó, gần một nửa số thiết bị này được sản xuất tại Trung Quốc, nơi sử dụng hóa chất benzen gây ung thư (dung môi công nghiệp bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia) một cách hợp pháp, đồng thời đây cũng là quốc gia mà người lao động không được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ. Nhà máy thiết bị điện tử thường sử dụng các chất độc sinh ra trong quá trình sản xuất như toluene và chất độc thần kinh như n-hexane.

Công nhân sản xuất các thiết bị điện tử độc hại tại Trung Quốc rất nguy hiểm

Công nhân sản xuất thiết bị điện tử độc hại tại Trung Quốc gặp nhiều rủi ro về sức khỏe

Yi Yeting, một công nhân nhà máy Trung Quốc nhiễm độc benzen đã chia sẻ câu chuyện của mình trong thước phim ngắn" Ai sẽ phải trả giá?" cho biết: "Cho đến nay, tôi đã phải trải qua 28 phương pháp điều trị bằng hóa trị liệu. Xương bị tổn thương nặng nề khiến tôi có cảm giác như hàng ngàn con kiến cắn trong người mình."

Do nhu cầu về thiết bị điện tử giá rẻ phát triển nên rõ ràng các công nhân phải trả giá. Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, cứ 5 tiếng lại có một công nhân bị nhiễm độc vì hóa chất độc hại hầu hết từ benzen.

Ban Thư ký Hóa học quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Điển, đã cung cấp cho các công ty một danh sách thay thế các hóa chất độc hại hiện nay “Substitute It Now”. Danh sách đề cập đến 626 hóa chất có hại cho sức khỏe con người và cung cấp các biện pháp thay thế, chẳng hạn như cyclohexane và heptan là dung môi an toàn hơn dùng để thay thế cho benzen.

Chuyên gia độc chất hiểu rõ quá trình sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc ước tính rằng, các công ty điện thoại thông minh có thể thay thế benzen bằng các dung môi an toàn hơn với chi phí khoảng $ 1 cho mỗi điện thoại. Các công ty như Apple với khoản lợi nhuận 37 tỉ đô la năm 2013 thì hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện biện pháp thay thế này nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động.

Pauline Overeem, điều phối viên của một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoạt động nhằm mục đích làm trong sạch các chuỗi cung ứng thiết bị điện tử Mạng lưới GoodElectronics nói: "Chúng tôi muốn các thương hiệu điện tử phải có trách nhiệm với điều kiện làm việc tại các nhà máy sản xuất của họ. Thêm nữa, việc cấm hóa chất benzen cũng là một phần trong trách nhiệm."

 

 

 

Vào mùa hè năm 2013, Apple đã công bố một chiến dịch quảng cáo mới có tên gọi "Chữ ký của chúng tôi."

Cảnh quay về người tiêu dùng hạnh phúc khi sử dụng các sản phẩm của Apple bằng cách nghe nhạc, chụp ảnh, học tập tại trường và video chat với bạn bè thêm phần lồng tiếng nhẹ nhàng, "Đây là điều quan trọng: trải nghiệm về một loại sản phẩm. Nó khiến người dùng cảm thấy thế nào? Liệu nó có mang lại điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống?"

Apple nên tham khảo ý kiến từ nhân viên như Yi Yeting xem anh ấy cảm nhận thế nào khi làm việc với benzene. Thêm nữa, công ty cũng nên hỏi Minh Kunpeng xem liệu sản phẩm của Apple có giúp cuộc sống của anh ta tốt hơn hay không.

Các công ty điện tử phải chịu mọi trách nhiệm về các nhà máy sản xuất của mình trên toàn thế giới. Họ cần phải dừng ngay việc sử dụng benzene và các hóa chất nguy hiểm khác gây tổn hại cho sức khỏe người lao động.

Các tin khác